Người Chăm Các dân tộc ở Campuchia

Sự phân bố của người Chăm ở Đông Nam Á năm 1970

Người Chăm là hậu duệ của một tộc người Nam Đảo sống trên biển đến từ các đảo ở Đông Nam Á. 2000 năm trước, họ đã bắt đầu định cư dọc theo bờ biển miền Trung của Việt Nam ngày nay và đến năm 200, họ đã bắt đầu xây dựng các chính thể khác nhau mà sau này trở thành vương quốc Champa. Ở thời kỳ cực thịnh từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 10, người Chăm đã kiểm soát hầu hết vùng đất ngày nay là phía nam của Việt Nam và gây ảnh hưởng đến tận phía bắc mà ngày nay là nước Lào. Là một vương quốc hàng hải ven biển, Champa vừa là đối tác vừa là đối thủ của Đế chế Khmer. Trong suốt thế kỷ 9 đến thế kỷ 15, mối quan hệ giữa Champa và Khmer từ đồng minh trở thành kẻ thù. Trong những thời kỳ hai bên có mối quan hệ thân thiện, thương mại giữa hai nước đồng văn được đẩy mạnh và xuất hiện các cuộc hôn nhân giữa hoàng gia hai nước. Trong thời chiến, nhiều người Chăm đã bị đưa đến Angkor làm tù nhân và nô lệ. Champa bị Đại Việt (Việt Nam) xâm chiếm phần lớn lãnh thổ vào cuối thế kỷ 15, trong khi hàng nghìn người Chăm bị bắt làm nô lệ hoặc bị hành quyết.[16] Điều này dẫn đến những cuộc di cư hàng loạt của người Chăm. Vua Chăm chạy sang Campuchia với hàng ngàn thần dân trong khi số khác trốn thoát bằng thuyền đến Hải Nam (Utsuls) và Aceh (người Aceh). Những cuộc di cư này tiếp tục kéo dài trong 400 năm sau đó khi người Việt Nam dần dần tàn phá những gì còn sót lại của Champa cho đến khi lãnh thổ cuối cùng của vương quốc này bị sát nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ 19.

Người Chăm ở Campuchia có khoảng 250.000 người và thường duy trì làng mạc riêng biệt mặc dù ở nhiều khu vực, họ sống cùng với người Khmer. Trong lịch sử, người Chăm thường tập trung ở phía đông nam của đất nước, tỉnh Kampong Cham. Trước khi tái cơ cấu hành chính vào năm 2013, tỉnh này mở rộng đến biên giới Việt Nam và là tỉnh đông dân thứ hai ở Campuchia. Người Chăm được nhiều người Khmer tin rằng họ đặc biệt thông thạo một số thực hành tâm linh và đôi khi sẽ được tìm đến để chữa bệnh hoặc xăm mình. Người Chăm ở Campuchia có cách ăn mặc riêng biệt và nói tiếng Chăm phương Tây, do trải qua nhiều thế kỷ cách biệt, không còn gần với ngôn ngữ Chăm phương Đông của người Chăm ở nước láng giềng Việt Nam. Tiếng Chăm Campuchia trong lịch sử được viết bằng bảng chữ cái Chăm gốc Ấn, nhưng nó đã không còn được sử dụng mà thay thế bằng chữ viết dựa trên bảng chữ cái Ả Rập.

Người Chăm theo đạo Hồi ở Campuchia

Trong khi người Chăm ở Việt Nam vẫn theo Ấn Độ giáo truyền thống, thì hầu hết (ước tính khoảng 90%) người Chăm ở Campuchia là tín đồHồi giáo Sunni. Tương tác giữa những người theo đạo Hồi và những người theo đạo Hindu thường là điều cấm kỵ. Hôn nhân giữa người Khmer và người Chăm đã diễn ra hàng trăm năm, một số đã hòa nhập vào xã hội Khmer chính thống và theo Phật giáo. Người Chăm là một trong những nhóm dân tộc bị coi là mục tiêu của cuộc đàn áp dưới thời Khmer Đỏ cai trị Campuchia. Sự tồn tại của họ đã được tuyên bố là bất hợp pháp,[17] các làng Chăm bị phá hủy và người dân bị buộc phải đồng hóa hoặc bị xử tử. Ước tính số người Chăm bị giết từ năm 1975 đến năm 1979 lên tới 90.000 người, bao gồm 92 trong số 113 imam trên toàn quốc.[2][18]

Kể từ khi chiến tranh kết thúc và Khmer Đỏ sụp đổ, chính phủ của Hun Sen đã có những thay đổi đối với người Chăm. Hiện nay, nhiều người Chăm được giữ chức trong chính phủ hoặc chính quyền địa phương. Tuy nhiên, bất chấp truyền thống theo hình thức Hồi giáo ôn hòa giốngngười Mã Lai, cộng đồng người Chăm gần đây đã quay sang Trung Đông để tìm kiếm tài trợ xây dựng các nhà thờ Hồi giáo và trường học tôn giáo. Điều này đã khiến các giáo sĩ từ Ả Rập Xê ÚtKuwait đến giảng dạy theo chủ nghĩa chính thống như Da'Wah Tabligh và Wahhabi.[18] Những hình thức Hồi giáo mới du nhập này cũng đã ảnh hưởng đến cách ăn mặc của người Chăm. Nhiều người Chăm đang từ bỏ trang phục truyền thống của họ để chuyển sang trang phục giống Trung Đông hoặc Nam Á hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các dân tộc ở Campuchia http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/JJ09Ae... http://www.cambodia-travel.com/information/ethnic-... http://www.indigenousportal.com/Heritage/Cambodia-... http://www.medwelljournals.com/fulltext/?doi=sscie... http://www.mmtimes.com/index.php/national-news/917... http://www.nationmaster.com/graph/peo_eth_gro-peop... http://www.stat.go.jp/info/meetings/cambodia/pdf/c... //dx.doi.org/10.1017%2FS0022463410000020 http://www.irrawaddy.org/magazine/kola-cambodia.ht... //www.worldcat.org/issn/2159-2152